Các phép ẩn dụ đã dẫn lối cho chúng ta

Gareth Morgan (trong sách “Các hình ảnh của tổ chức”, tác giả Morgan, G, xuất bản bởi Newbury Park, CA: Sage Publications Inc, 1986) đã tìm ra 8 phép ẩn dụ thể hiện hầi hết các quan điểm về một tổ chức. Mỗi một ẩn dụ dựa trên các giả định, mô hình tư duy và giá trị của riêng chúng. Các ẩn dụ khác nhau cố gắng giải thích một loạt các các hiện tượng, bao gồm và không giới hạn về:

• Tổ chức thực sự là gì

• Các tổ chức hoạt động như thế nào

• Mục đích và các nhiệm vụ chính của tổ chức

• Tổ chức tăng trưởng và thay đổi như thế nào

• Các nguyên nhân dẫn tới thành công của tổ chức

• Các nguyên nhân dẫn tới thất bại của của tổ chức

• Cách các tổ chức thích ứng (hoặc không kịp thích ứng) với môi trường tác đông bên ngoài như thế nào

• Cách các tổ chức tương tác với các thành viên tổ chức, khách hàng, các bên hữu quan chủ chốt và các cộng đồng mà trong đó tổ chức tồn tại

Tổ chức là một cỗ máy

Phép ẩn dụ về cỗ máy được sử dụng rộng rãi và thường xuyên nhất bởi các nhà lãnh đạo và các tác giả viết sách. Sự ẩn dụ này xem tổ chức là một cỗ máy chẳng hạn như một chiếc ôtô. Việc nhìn nhận tổ chức như là tổ hợp của bánh răng, dây truyền lực, bánh xe v.v.. được kết nối với một nguồn năng lượng và được điều khiển bởi các lệnh từ một “tài xế” trung tâm lâu nay tỏ ra rất hữu hiệu dù là cách so sánh bị lược giản quá mức. Thậm chí ngày nay nó vẫn là phép ẩn dụ phổ biến nhất và có hiệu quả đặc biệt đối với các tổ chức có sự cơ khí hóa… như nhà máy, các dây chuyền lắp ráp, các nhà máy hóa dầu và các công ty khai thác mỏ. Trong khi hầu hết các tác giả đều đã nhận thức sự ẩn dụ về cỗ máy mô tả về cách thức quản lý theo phương pháp khoa học và học thuyết Taylor (xem thêm tại http://en.wikipedia.org/wiki/Taylorism) Nhiều người không biết rằng sự áp dụng của Quản lý chất lượng tổng thể (TQM) bao gồm các công cụ Kaizen, 6 yếu tố Sigma và Sản xuất tinh gọn đều dựa trên quan điểm xem tổ chức là cỗ máy. Ngôn ngữ phổ biến về phép ẩn dụ này là:

• Tra dầu vào những bánh răng kêu cọt kẹt

• Mở khóa

• Khớp chuyền

• Khởi động máy

• Hỏng hóc (trong ngữ cảnh“nếu nó không hỏng, đừng sửa chữa”)

• Giải phóng

• Đội nhóm có năng suất cao (giống động cơ công suất hiệu năng cao). Cho dù phép ẩn dụ này được sử dụng “phổ biến nhất” để hiểu một tổ chức, nhưng nhiều nhà phân tích tổ chức, học giả và các lãnh đạo đều cho rằng nó vẫn còn quá đơn giản

Tổ chức là một cơ thể sống

Phép ẩn dụ cơ thể sống nhìn nhận tổ chức phức tạp hơn cỗ máy và cho rằng tổ chức giống như cây trồng. Phép ẩn dụ cơ thể sống đưa ra khái niệm về tổ chức “khỏe mạnh” và “ốm yếu”; tổ chức “tăng trưởng”, học thuyết tiến hóa của Darwin (sự tồn tại của các cá thể tiến hóa thích nghi nhất), tăng trưởng thông qua tái tạo. Đa số sự phát triển của “Quản trị nguồn nhân lực” dựa trên phép ẩn dụ này, với mỗi tế bào của một cơ thể sống tương ứng là một nhân viên trong tổ chức. Bằng việc chăm sóc tốt “sức khỏe” của các “tế bào”, quản trị nguồn nhân lực hiệu quả sẽ giúp cho tổ chức “phát triển, ra hoa và kết trái”. Các cán bộ cao cấp có thể “thụ phấn chéo” nội bộ để tạo ra các “DNA” khỏe mạnh cho tổ chức.

Tổ chức là một bộ não

Tuy một vài tác giả nhìn nhận bộ não chỉ đơn thuần là sự nhấn mạnh một phần của phép ẩn dụ về cơ thể sống, có một một số lượng đáng kế công trình nghiên cứu về ít nhất ba lĩnh vực quan trọng dựa trên phép ẩn dụ về bộ não, vốn được cho là phức tạp hơn hẳn phép ẩn dụ về cơ thể sống. Đa phần các dịch vụ của APMG đều dựa trên quan điểm tổ chức là một hệ thống kỹ thuật xã hội nhằm đưa ra các quyết định. Cách thức tư vấn của APMG dựa trên các giả định tổ chức giống như bộ não hơn là cỗ máy hay cơ thể sống. Mặc dù chúng tôi nhận thức được rằng phép ẩn dụ về cỗ máy nhấn mạnh về các mô hình tư duy của tổ chức của các khách hàng và các nhà quản lý của họ, chúng tôi cho rằng phép ẩn dụ về bộ não đem lại một sự thấu hiểu sâu sắc hơn về cách thức các tổ chức có thể tự thích nghi. Về bối cảnh của phép ẩn dụ (xem phần dưới), phép ẩn dụ về cỗ máy là một phần của lịch sử văn hóa gần đây của cách mạng công nghiệp. Một cách tự nhiên thì trong các tổ chức phụ thuộc vào năng suất hoạt động của máy móc, phép ẩn dụ về cỗ máy là thông dụng. Tuy nhiên, khi tổ chức tăng cường sử dụng máy móc có thể xử lý dữ liệu bằng trí thông minh nhân tạo và khi các tổ chức trao thông tin ngày càng nhiều cho nhân viên của họ thì hệ thống ra quyết định/ phép ẩn dụ về bộ não trở nên rõ ràng phù hợp. Công trình nghiên cứu về “học tập trong tổ chức” bao gồm “học qua thực hành” và “quá trình thích nghi” mở ra khả năng các tổ chức có thể biến đổi và tự thích nghi với các thay đổi trong môi trường hoạt động của họ. Học giả Chris Argyris (ảnh hưởng lớn đến cách ứng dụng của APMG ) đã khuyến khích các tổ chức vượt lên trên những suy nghĩ về việc họ hoạt động thế nào mà hãy suy nghĩ về việc họ tư duy ra sao và việc xem xét các quy trình với “tư duy phòng thủ” làm trở ngại bất cứ sự học hỏi nào tạo ra sự lo lắng. Các chuyên gia về tâm động học trong tổ chức đã đi xa hơn trong việc xác định các động lực nhóm và các quá trình tâm lý nhóm như sự phủ nhận, sự phân tách, sự thể hiện được sử dụng bởi các nhóm theo cách thức làm hạn chế hoặc phong tỏa các hành động hiệu quả và kịp thời. Các công trình nghiên cứu của tiến sĩ Elliott Jaques về mô hình lãnh đạo tổ chức hiệu quả được một vài học giả (bao gồm Gareth Morgan) dán nhãn “theo chủ nghĩa Taylor”, “kiểu kinh tế xa xưa”, nhưng các chuyên gia tư vấn có tính nguyên tắc, những người đã ứng dụng các ý tưởng của Jaques, thì không hề hoài nghi rằng Jaques nhìn nhận tổ chức như một bộ não. Ông đã nhận thấy rằng tổ chức là một hệ thống ra quyết định và mô hình của ông (điều ông chỉ nhận rằng mình phát hiện ra chứ không phải phát minh ra) đã được thấu hiểu bởi các học giả phương đông từ hàng nghìn năm trước khi ông ra đời. Các nhà phê bình với cách tìm hiểu đơn giản về các ý kiến của Jaques thường hướng tới quan điểm của ông về hệ thống cấp bậc như là minh chứng về hệ tư tưởng cỗ lỗ thời kỳ máy móc về ra lệnh và kiểm soát. Các nhà thực tiễn có kinh nghiệm theo trường phái Jaques nhận ra sự thật ngược lại rằng: các ý kiến của Jaques thực ra nói về sự phân nhiệm và ra quyết định theo kiểu phân quyền “đến mức độ mà ở đó quyết định trực thuộc một cách hiển nhiên”. Một trong những môn đồ chính của Jaques, Gillian Stam (người đã từng quản lý Học Viện nghiên cứu về tổ chức và xã hội Brunel sau khi Jaques quay lưng lại với các chuyên gia tâm động học tại Viện Tavistock) bổ sung khá nhiều cho các luận điểm của Jaques về việc ra quyết định bằng mô hình “giá ba chân trong công việc” của bà, mô hình này giúp cảnh báo các lãnh đạo quản lý khi họ “can thiệp vào các quyết định vốn thuộc về cấp dưới trong tổ chức” (và không chỉ bởi nó tước đi trách nhiệm được ủy quyền của các nhân viên cấp dưới mà cũng làm sao nhãng việc ra các quyết định ở cấp độ do các nhà quản lý thực hiện). Sau khi quay lưng lại với các nghiên cứu của mình tại Viện Tavistock về tâm lý động lực học và phân tâm học trong tổ chức (được biết đến như phép ẩn dụ nhà tù tâm lý), Jaques đóng vai trò chính trong việc phát triển động lực học về hệ thống và các luận điểm về “thuyết hệ thống phân tầng”. Ngày nay, học thuyết về các hệ thống ra quyết định vẫn là một phần quan trọng trong cách tổ chức tư duy ý tưởng dựa trên phép ẩn dụ tổ chức là bộ não. Jaques được ghi nhận là người đưa ra thuật ngữ “khủng hoảng tuổi trung niên” (mid life crisis). Ông cũng được ghi nhận như là tác giả đầu tiên viết về văn hóa tổ chức vào năm 1952.

Tổ chức là một nền văn hóa

Phép ẩn dụ về nền vay mượn nhiều từ nhân chủng học xã hội và nhìn nhận tổ chức như một “bộ lạc” doanh nghiệp hiện đại với những lễ nghi, các câu truyện thần thoại, những tín ngưỡng linh thiêng, ngôn ngữ và tập quán riêng. Là một trong những công cụ để tìm hiểu về các tổ chức, loại bỏ hoàn toàn quan điểm khoa học quản trị. Các nhà dân tộc học được đào tạo bài bản đã nghiên cứu tổ chức như nền văn hóa thì theo đuổi nhiệm vụ đạt được “cái nhìn bản địa” của các thành viên tổ chức: hiểu tổ chức thông qua cách nhìn của các thành viên. Thách thức của các thành viên này là cố gắng lưu lại những niềm tin văn hóa, các giá trị, các mô hình trí tuệ và cách tư duy. Mặc dù họ chấp nhận rằng khó có khả năng làm điều này một cách hoàn hảo nhưng họ sẽ vẫn đào sâu tìm hiểu về tổ chức mà họ nghiên cứu.

Tổ chức như một hệ thống chính trị

Các học giả và nhà phân tích nhìn nhận tổ chức như là một hệ thống chính trị thường quan tâm đến các vấn đề về quyền lực, kiểm soát và ảnh hưởng chính trị. Phép ẩn dụ về hệ thống chính trị tập trung vào các luật lệ, quy định, kiểm soát nguồn lực, kiểm soát tri thức, công nghệ, mạng lưới, các liên minh và mạng lưới quan hệ, vai trò của các tổ chức đối lập như các liên đoàn.

Tổ chức như là một nhà tù tâm lý

Tuy có thể lập luận rằng phép ẩn dụ về nhà tù tâm lý có thể là chủ đề chính trong phép ẩn dụ về bộ não, Morgan đã phân tách chúng riêng biệt. Phép ẩn dụ nhìn nhận tổ chức như cấu trúc cầm tù người lao động theo những cách hạn chế tư duy và nhận thức về thế giới của họ. Các nhà nghiên cứu và phân tích tìm hiểu về các tổ chức theo hướng ẩn dụ nhà tù tâm lý thường tập trung vào quá trình thuộc tiềm thức, sự ảnh hưởng của động lực nhóm trong việc xây dựng một cách không hợp lý thực tại và các nhân tố khiến tổ chức thất bại trong tư duy “ngoài chiếc hộp”. Các vấn đề như sự ảnh hưởng của các lãnh đạo vị kỷ đến hành vi của nhân viên họ, việc chọn “dê tế thần” phi lý, cách tổ chức phân biệt đối xử giữa đàn ông với phụ nữ, các loại dữ kiện tổ chức ưu ái hoặc loại bỏ là các ví dụ về các lĩnh vực sử dụng phép ẩn dụ về nhà tù tâm lý.

Tổ chức như là hệ thống của sự thay đổi và chuyển hóa

Phép ẩn dụ này nhìn nhận tổ chức giống như chiếc thuyền buồm ra khơi trải nghiệm những điều kiện thời tiết thay đổi thường xuyên đòi hỏi các thủy thủ phản ứng và thích nghi để tồn tại. Mấu chốt của phép ẩn dụ này tính chất phức tạp, tính chất ngẫu nhiên của môi trường bên ngoài của tổ chức. Sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài thúc đẩy thay đổi như công nghệ, thị trường, luật lệ của chính phủ, thời tiết, hoạt động của đối thủ cạnh tranh,… và cách tổ chức phản ứng hoặc không phản ứng được là trọng tâm của phép ẩn dụ này về tổ chức.

Tổ chức như một hệ thống của sự thống trị

Cách tư vấn của APMG hình thành phần lớn từ các phép ẩn dụ về bộ não, nền văn hóa và nhà tù tâm lý. Chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của phép ẩn dụ về cỗ máy trong việc ảnh hưởng tới cách nhìn của các lãnh đạo quản lý và tầm ảnh hưởng của phép ẩn dụ về cơ thể sống trong lĩnh quản lý nguồn nhân sự.